Khái quát Thái tử phi

Nguyên bản 「Phi; 妃」 chính là chỉ đến vợ của các vị Vua thời viễn cổ. Từ đời nhà Thươngnhà Chu thì 「"Thiên tử chi Phi viết Hậu"; 天子之妃曰后」, do đó từ Phi dần không còn được nhắc đến như một tước hiệu nữa, mà gần như thành một danh từ.

Thời kì Tiên Tần, vào thời nhà Chu, lập Trữ quân làm Vương thái tử, hôn phối chưa rõ danh xưng thế nào. Sau khi nhà Hán thành lập, để phân định ngôi thứ, đã lập Hoàng thái tửTrữ quân của Hoàng đế, do đó nguyên phối của Thái tử sẽ là Hoàng thái tử phi (皇太子妃), mà hôn phối của các Chư hầu Vương thái tử tắc xưng Vương thái tử phi (王太子妃). Hiếu Cảnh Bạc Hoàng hậu của Hán Cảnh Đế Lưu Khải là vị Hoàng thái tử phi đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử[1]. Thời nhà Minh, các Hoàng đế thời kỳ đầu có Trữ quân là "Hoàng thái tôn" - người cháu trai sẽ kế vị của Hoàng đế, nên Chính thất của Thái tôn có danh xưng là Hoàng thái tôn phi (皇太孙妃).

Tại các quốc gia ảnh hưởng Trung Quốc là Việt Nam, Hàn Quốc cùng Nhật Bản thì danh hiệu "Hoàng thái tử phi" vẫn dùng dành cho Chính thất của các Hoàng thái tử. Tại Việt Nam, Đại Việt sử ký toàn thư có nhắc đến chủ yếu vào thời kỳ nhà Trần, các triều đại trước đó như nhà Lý hoặc sau đó như nhà Hậu Lê cùng nhà Nguyễn thì đều không thấy cụ thể tỉ mỉ, bên cạnh là thất thoát tư liệu, thì triều Lê-Nguyễn đều không có chính sách thụ tước chặt chẽ cho Thê thiếp của thành viên Hoàng thất, do vậy ghi chép lại rất khái lược. Hoàng thái tử triều Nguyễn là Nguyễn Phúc Cảnh có một Cơ thiếp là Tống Thị Quyên - sinh mẫu của Nguyễn Phúc Mỹ Đường, không rõ là địa vị như thế nào, nhưng sách sử triều Nguyễn chưa từng đề cập danh xưng "Thái tử phi" khi nói về bà.

Tại Hàn Quốc từ thời Tam Quốc Triều Tiên đến nhà Cao Ly, quốc chủ xưng Vương, lập Trữ quân là "Vương thái tử" nên nguyên phối là "Vương thái tử phi", thời kì giữa thì đổi thành Vương thế tử, do vậy có Vương thế tử phi (王世子妃). Sang thời kỳ nhà Triều Tiên, vua xưng Vương, nên Trữ quân là Vương thế tử và nguyên phối là Thế tử tần. Vào thời Triều Tiên Cao Tông, do sự bảo hộ của Nhật Bản mà thành lập Đế quốc Đại Hàn, nên danh vị mới đổi cho phù hợp. Thuần Trinh Hiếu Hoàng hậu là vị Hoàng thái tử phi đầu tiên, còn Lý Phương Tử là Hoàng thái tử phi cuối cùng trong lịch sử Hàn Quốc. Còn ở Nhật Bản vào thời Edo, Thái tử phi thường được gọi là Đông Cung Ngự tức sở (東宮御息所), phải từ thời Minh Trị vì sau mới trở lại thành Hoàng thái tử phi (こうたいしひKōtaishi-hi). Do Nhật Bản là Đế quốc duy nhất còn tồn tại ngày nay, nên vị Thái tử phi đương nhiệm của Nhật Bản, Hoàng Thái tử phi Masako là vị Hoàng thái tử phi duy nhất còn tồn tại trên thế giới.